Email : buihoaivn@yahoo.com

Email : buihoaivn@yahoo.com
BÙI THANH HOÀI _ 裴 清 怀 - Just be yourself !

Monday, 3 October 2011

In Another Country - Ernest Hemingway (American Literature)

 In Another Country
Ernest Hemingway


Nguyên tác: In Another Country (ở một xứ khác)

Tác giả: Ernest Hemingway

Bản dịch này chỉ mang tính chất tham khảo
(collection)


In the fall the war was always there, but we did not go to it any more. It was cold in the fall in Milan and the dark came very early. Then the electric lights came on, and it was pleasant along the streets looking in the windows. There was much game hanging outside the shops, and the snow powdered in the fur of the foxes and the wind blew their tails. The deer hung stiff and heavy and empty, and small birds blew in the wind and the wind turned their feathers. It was a cold fall and the wind came down from the mountains.
Vào mùa thu chiến tranh vẫn còn đó, nhưng chúng tôi không còn ra trận nữa. Mùa thu ở Milan trời rất lạnh và trời rất mau tối. Rồi ánh đèn điện sáng lên, và thật thú vị khi thả bộ dọc theo đường phố và ngắm nhìn những cửa hiệu. Có nhiều thịt thú rừng treo bên ngoài các cửa hiệu, và bụi tuyết bám trắng xóa trên lông những con cáo và gió thổi đuôi chúng bay phất phơ. Con nai treo ngoài cửa hiệu đông cứng lại, nặng nề, và vô hồn, và những con chim nhỏ bay trong gió và gió thổi tung lông cánh của chúng. Đó là một mùa thu lạnh lẽo  với những cơn gió từ trên núi thổi xuống.

We were all at the hospital every afternoon, and there were different ways of walking across the town through the dusk to the hospital. Two of the ways were alongside canals, but they were long. Always, though, you crossed a bridge across a canal to enter the hospital. There was a choice of three bridges. On one of them a woman sold roasted chestnuts. It was warm, standing in front of her charcoal fire, and the chestnuts were warm afterward in your pocket. The hospital was very old and very beautiful, and you entered a gate and walked across a courtyard and out a gate on the other side. There were usually funerals starting from the courtyard. Beyond the old hospital were the new brick pavilions, and there we met every afternoon and were all very polite and interested in what was the matter, and sat in the machines that were to make so much difference.
Tất cả chúng tôi đều có mặt ở bệnh viện vào mỗi buổi chiều, và người ta có thể thả bộ trên những con đường khác nhau qua thị trấn vào lúc nhá nhem tối để đến bệnh viện. Có hai con đường dọc theo bờ kênh, nhưng đường này quá xa. Mặc dù vậy, bạn có thể băng qua cây cầu bắc ngang qua dòng kênh để vào bệnh viện. Bạn có thể chọn một trong ba chiếc cầu. Trên một trong những chiếc cầu đó có một người đàn bà bán hạt dẻ rang. Thật ấm áp khi đứng trước lò than của bà, và hạt dẻ cũng ấm lên trong túi của bạn. Bệnh viện rất lâu đời và rất đẹp, và bạn bước qua một cánh cổng và băng ngang qua một cái sân nhỏ và đi ra một cánh cổng phía bên kia. Thường có những đám tang ở trong sân. Ở phía xa bệnh viện cổ kính là những ngôi nhà gạch mới xây, và ở đó chúng tôi gặp nhau vào mỗi buổi chiều và tất cả rất lịch sự, và ngồi vào máy phục hồi chức năng.
The doctor came up to the machine where I was sitting and said: "What did you like best to do before the war? Did you practice a sport?"
Vị bác sĩ bước đến chiếc máy nơi tôi đang ngồi và nói: “Trước chiến tranh cậu  thích làm gì nhất? Cậu có chơi thể thao không?”

I said: "Yes, football."
Tôi nói: “Có, bóng đá.’

"Good," he said. "You will be able to play football again better than ever."
“Tốt,” ông ấy nói. “ Cậu  sẽ có thể chơi bóng đá tốt hơn bao giờ hết.”

My knee did not bend and the leg dropped straight from the knee to the ankle without a calf, and the machine was to bend the knee and make it move as riding a tricycle. But it did not bend yet, and instead the machine lurched when it came to the bending part. The doctor said:" That will all pass. You are a fortunate young man. You will play football again like a champion."
Đầu gối của tôi không thể cong lại và cẳng chân của tôi buông thẳng từ đầu gối xuống mắt cá, và cái máy kia phải làm đầu gối tôi cong lại và khiến nó cử động như khi đạp xe ba bánh. Nhưng đầu gối vẫn khong cong được, và chiếc máy lắc lư khi đến phần uốn cong. Bác sĩ nói: “Tất cả sẽ qua thôi. Cậu là chàng trai  may mắn. Cậu sẽ lại chơi bóng đá như một nhà vô địch.”
In the next machine was a major who had a little hand like a baby's. He winked at me when the doctor examined his hand, which was between two leather straps that bounced up and down and flapped the stiff fingers, and said: "And will I too play football, captain-doctor?" He had been a very great fencer, and before the war the greatest fencer in Italy.
Tập ở chiếc máy kế bên là một viên thiếu tá có một bàn tay nhỏ xíu như tay em bé. Ông nháy mắt với tôi khi bác sĩ khám bàn tay của ông, bàn tay ở giữa hai dây da đong đưa lên xuống. Ông  vỗ nhẹ những ngón tay cứng đờ, và nói: “Và tôi có chơi bóng đá được không, đại úy bác sĩ?” Ông ta đã từng là một kiếm sĩ  rất giỏi, và trước chiến tranh ông là vận động viên kiếm thuật giỏi nhất nước Ý.


The doctor went to his office in a back room and brought a photograph which showed a hand that had been withered almost as small as the major's, before it had taken a machine course, and after was a little larger. The major held the photograph with his good hand and looked at it very carefully. "A wound?" he asked.
Bác sĩ trở về văn phòng ở phía sau và mang ra bức ảnh một bàn tay héo úa, nhỏ như bàn tay của viên thiếu tá. Bàn tay sau chương trình tập luyện với máy phục hồi chức năng trở nên lớn hơn một chút. Viên thiếu tá cầm bức ảnh bằng bàn tay lành lặn và ngắm nghía cẩn thận. “Một vết thương?” ông hỏi.

"An industrial accident," the doctor said.
“Tai nạn lao động,” bác sĩ nói.
"Very interesting, very interesting," the major said, and handed it back to the doctor.
“Rất hay, rất hay đấy,” viên thiếu tá nói, và trả bức ảnh cho bác sĩ.
"You have confidence?"
“ Anh có tin tưởng không?”

"No," said the major.
“Không,” thiếu tá đáp.

There were three boys who came each day who were about the same age I was. They were all three from Milan, and one of them was to be a lawyer, and one was to be a painter, and one had intended to be a soldier, and after we were finished with the machines, sometimes we walked back together to the Café Cova, which was next door to the Scala. We walked the short way through the communist quarter because we were four together. The people hated us because we were officers, and from a wine-shop someone called out, "A basso gli ufficiali!" as we passed. Another boy who walked with us sometimes and made us five wore a black silk handkerchief across his face because he had no nose then and his face was to be rebuilt. He had gone out to the front from the military academy and been wounded within an hour after he had gone into the front line for the first time. They rebuilt his face, but he came from a very old family and they could never get the nose exactly right. He went to South America and worked in a bank. But this was a long time ago, and then we did not any of us know how it was going to be afterward. We only knew then that there was always the war, but that we were not going to it any more.
Có ba thằng con trai cỡ tuổi tôi đến đây mỗi ngày. Tất cả đều đến từ Milan , và một đứa sẽ là luật sư, một đứa sẽ là họa sĩ, và một đứa dự tính theo đường binh nghiệp, và sau khi chúng tôi tập với máy xong, đôi khi chúng tôi cùng nhau thả bộ về quán Cova. Chúng tôi đi tắt qua khu cộng sản vì chúng tôi chỉ có bốn người. Dân chúng ghét chúng tôi vì chúng tôi là sĩ quan, và khi chúng tôi đi ngang qua một  quán rượu,  một người trong quán thét to, “Đả đảo bọn sĩ quan!”  Một thằng con trai đôi khi đi cùng với chúng tôi để thành một nhóm năm người. Nó quấn một miếng khăn lụa quanh mặt vì nó không còn mũi và mặt nó phải chỉnh hình lại. Nó đã bị thương ngay từ lần đầu tiên ra trận. Người ta đã sửa mặt cho nó, nhưng nó xuất thân từ một gia tộc cổ kính và người ta không bao giờ có thể sửa mũi cho nó được. Nó đã đi Nam Mỹ và làm việc trong một ngân hàng. Nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, và không ai trong số chúng tôi biết được điều gì xảy ra sau đó. Chúng tôi chỉ biết rằng chiến tranh luôn ở đó, nhưng chúng tôi sẽ không còn ra trận nữa.

We all had the same medals, except the boy with the black silk bandage across his face, and he had not been at the front long enough to get any medals. The tall boy with a very pale face who was to be a lawyer had been lieutenant of Arditi and had three medals of the sort we each had only one of. He had lived a very long time with death and was a little detached. We were all a little detached, and there was nothing that held us together except that we met every afternoon at the hospital. Although, as we walked to the Cova through the though part of town, walking in the dark, with light and singing coming out of the wine-shops, and sometimes having to walk into the street when the men and women would crowd together on the sidewalk so that we would have had to jostle them to et by, we felt held together by there being something that had happened that they, the people who disliked us, did not understand.
Tất cả chúng tôi đều có cùng một loại huy chương, ngoại trừ thằng con trai quấn băng ngang mặt, và nó đã không có mặt ở chiến trường đủ lâu để có huy chương. Thằng con trai cao ráo với gương mặt xanh xao, người sẽ là luật sư, đã từng là trung úy ở Arditi. Nó đã ở rất lâu trong cảnh chết chóc và hơi dửng dưng. Tất cả chúng tôi đều hơi thờ ơ, dửng dưng, và không có gì gắn bó chúng tôi lại ngoại trừ việc chúng tôi gặp nhau mỗi chiều tại bệnh viện. Mặc dù vậy, khi chúng tôi đi băng ngang qua khu vực nguy hiểm của thị trấn để đến quán Cova, bước đi trong bóng tối, với ánh sáng và tiếng hát từ những quán rượu vọng ra, và đôi khi chúng tôi phải đi vào những con đường  nơi đàn ông và đàn bà chen chúc nhau trên lề đường khiến chúng tôi phải xô đẩy mới len qua được, chúng tôi cảm thấy gắn bó với nhau  bởi một điều gì đó đã xảy ra mà bọn họ, những người dân căm ghét chúng tôi, không thể hiểu được.

We ourselves all understood the Cova, where it was rich and warm and not too brightly lighted, and noisy and smoky at certain hours, and there were always girls at the tables and the illustrated papers on a rack on the wall. The girls at the Cova were very patriotic, and I found that the most patriotic people in Italy were the café girls - and I believe they are still patriotic.
Tất cả chúng tôi đều biết  quán Cova, nơi ngọt ngào và ấm cúng và không quá sáng chói, và ồn ào và đầy khói thuốc vào một số giờ nhất định, và luôn có những cô gái tại bàn và những tờ báo ảnh đặt trên giá ở trên tường. Những cô gái tại quán Cova rất yêu nước, và tôi thấy rằng người yêu nước nhất ở Ý chính là những cô gái bán rượu- và tôi tin rằng họ vẫn còn yêu nước.


The boys at first were very polite about my medals and asked me what I had done to get them. I showed them the papers, which were written in very beautiful language and full of fratellanza and abnegazione, but which really said, with the adjectives removed, that I had been given the medals because I was an American. After that their manner changed a little toward me, although I was their friend against outsiders. I was a friend, but I was never really one of them after they had read the citations, because it had been different with them and they had done very different things to get their medals. I had been wounded, it was true; but we all knew that being wounded, after all, was really an accident. I was never ashamed of the ribbons, though, and sometimes, after the cocktail hour, I would imagine myself having done all the things they had done to get their medals; but walking home at night through the empty streets with the cold wind and all the shops closed, trying to keep near the street lights, I knew that Ì would never have done such things, and I was very much afraid to die, and often lay in bed at night by myself, afraid to die and wondering how I would be when back to the front again.
Những thằng con trai lúc đầu rất lịch sự về những tấm huy chương của tôi, và hỏi tôi đã làm gì để có được những tấm huy chương đó. Tôi cho chúng xem bằng khen với  những lời lẽ hoa mỹ và đầy những từ như “Vì tình hữu nghị và  vì sự cống hiến”, nhưng tờ giấy thực sự nói rằng tôi được tặng huy chương vì tôi là lính Mỹ. Sau đó thái độ của chúng đối với tôi hơi thay đổi một chút, mặc dù tôi là bạn của chúng cùng chống lại quân xâm lược. Tôi là bạn, nhưng không bao giờ là một người bạn thực sự của chúng sau khi chúng đã đọc bằng khen của tôi, bởi vì điều này rất khác với những gì chúng đã làm để có được huy chương. Tôi đã bị thương, điều đó đúng; nhưng tất cả chúng tôi đều biết rằng bị thương suy ra cho cùng chỉ là một tai nạn. Dù vậy, tôi không bao giờ hỗ thẹn về những huân chương. Và đôi khi, sau khi uống rượu, tôi tưởng tượng mình đã làm tất cả những gì mà chúng đã làm để có được tấm huân chương; nhưng vào ban đêm khi tôi đi qua những đường phố vắng tênh trong cơn gió lạnh và tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, cố đi gần những ngọn đèn đường, tôi biết rằng chắc là tôi đã không bao giờ làm những điều như thế, và tôi rất sợ chết và tự hỏi mình  sẽ ra sao khi quay trở lại chiến trường.


The three with the medals were like hunting-hawks; and I was not a hawk, although I might seem a hawk to those who had never hunted; they, the three, knew better and so we drifted apart. But I stayed good friends with the boy who had been wounded his first day at the front, because he would never know now how he would have turned out; so he could never be accepted either, and I liked him because I thought perhaps he would not have turned out to be a hawk either.
Ba thằng con trai có huân chương  giống như những con diều hâu săn mồi; và tôi không phải là một con diều hâu, mặc dù dường như tôi sẽ là diều hâu đối với những kẻ chưa từng bao giờ săn mồi; chúng nó, ba thằng con trai, biết rất rõ điều này và vì thế chúng cuốn theo dòng đời trôi xa mãi. Nhưng tôi vẫn còn là bạn tốt đối với thằng con trai bị thương vào ngày đầu tiên ra trận, bởi vì giờ đây nó sẽ không bao giờ biết đời nó sẽ ra sao, và tôi thích nó bởi vì tôi nghĩ nó cũng không trở thành một con diều hâu.

The major, who had been a great fencer, did not believe in bravery, and spent much time while we sat in the machines correcting my grammar. He had complimented me on how I spoke Italian, and we talked together very easily. One day I had said that Italian seemed such an easy language to me that I could not take a great interest in it; everything was so easy to say. "Ah, yes," the major said. "Why, then, do you not take up the use of grammar?" So we took up the use of grammar, and soon Italian was such a difficult language that I was afraid to talk to him until I had the grammar straight in my mind.
Viên thiếu tá, người đã từng là kiện tướng đấu kiếm, đã không tin vào sự dũng cảm, và khi chúng tôi ngồi tập với máy thì ông dành nhiều thời gian để sửa ngữ pháp cho tôi. Ông đã khen tôi nói tiếng Ý giỏi, và chúng tôi nói chuyện với nhau dễ dàng. Một ngày nọ tôi nói với ông rằng tiếng Ý dễ quá nên tôi  không cần quan tâm; mọi thứ đều dễ nói. “Ừ, đúng vậy,” thiếu tá nói. “Thế tại sao cậu không bắt đầu học ngữ pháp tiếng Ý?” Vì vậy chúng tôi học ngữ pháp thực hành và chẳng bao lâu sau tôi thấy tiếng Ý là một ngôn ngữ khó học đến nỗi tôi sợ nói chuyện với ông  khi tôi chưa thành thạo ngữ pháp.


The major came very regularly to the hospital. I do not think he ever missed a day, although I am sure he did not believe in the machines. There was a time when none of us believed in the machines, and one day the major said it was all nonsense. The machines were new then and it was we who were to prove them. It was an idiotic idea, he said, "a theory like another". I had not learned my grammar, and he said I was a stupid impossible disgrace, and he was a fool to have bothered with me. He was a small man and he sat straight up in his chair with his right hand thrust into the machine and looked straight ahead at the wall while the straps thumbed up and down with his fingers in them.
Thiếu tá đến bệnh viện rất thường xuyên. Tôi không nghĩ là ông ta sẽ vắng mặt một ngày, mặc dù tôi chắc chắn là ông ta không hề tin tưởng vào mấy cái máy. Đã có lúc không có người nào trong chúng tôi tin vào mấy cái máy phục hồi chức năng, và một ngày kia thiếu tá nói tất cả chỉ là vô nghĩa. Vào lúc đó máy tập là máy mới và chính chúng tôi là những người phải minh chứng cho những chiếc máy đó. “Đó là một ý tưởng ngu ngốc,” ông nói, “một lý thuyết, cũng như những lý thuyết khác mà thôi.” Tôi đã không học bài ngữ pháp, và ông nói tôi là một điều xấu hổ, ngu ngốc, và ông ta là một thằng ngốc khi bỏ công ra dạy tôi. Ông là một con người nhỏ bé và ông ngồi thẳng trên chiếc ghế dùng bàn tay phải đập vào chiếc máy và nhìn thẳng ra phía trước vào bức tường trong khi hai sợi dây da đu đưa lên xuống cùng với những ngón tay.

"What will you do when the was is over if it is over?" he asked me. "Speak grammatically!"
“Cậu sẽ làm gì khi chiến tranh kết thúc?” ông hỏi tôi. “Hãy nói cho đúng ngữ pháp.”
"I will go to the States."
“Tôi sẽ đi Mỹ.”
"Are you married?"
“Cậu lập gia đình chưa?”
"No, but I hope to be."
“Chưa, nhưng em hy vọng sẽ cưới  vợ.”
"The more a fool you are," he said. He seemed very angry. "A man must not marry."
“Cậu càng ngốc hơn nữa,” ông nói. Dường như ông rất giận dữ. “Đàn ông không được lấy vợ.”
"Why, Signor Maggiore?"
“Tại sao, thưa ngài Maggiore?”
"Don't call me Signor Maggiore."
“Đừng gọi tôi là ‘Ngài Maggiore’”
"Why must not a man marry?"
“Tại sao một người đàn ông không được lấy vợ?”
"He cannot marry. He cannot marry," he said angrily. "If he is to lose everything, he should not place himself in a position to lose that. He should not place himself in a position to lose. He should find things he cannot lose."
“Anh ta không thể lập gia đình. Anh ta không thể lập gia đình,” ông giận dữ nói. “Nếu anh ta phải mất mọi thứ, anh ta không nên đặt mình ở vị trí phải mất mát. Anh ta không nên đặt mình ở vị trí phải mất mát. Anh ta phải tìm những gì mà anh ta không thể bị mất.”
He spoke very angrily and bitterly, and looked straight ahead while he talked.
Ông nói rất giận dữ và cay đắng, và nhìn thẳng ra phía trước khi đang nói.
"But why should he necessarily lose it?"
“Nhưng tại sao anh ta cần phải đánh mất nó?”
"He'll lose it," the major said. He was looking at the wall. Then he looked down at the machine and jerked his little hand out from between the straps and slapped it hard against his thigh. "He'll lose it," he almost shouted. "Don't argue with me!" Then he called to the attendant who ran the machines. "Come and turn this damned thing off."
“Anh ta sẽ đánh mất nó,” thiếu tá nói. Ông đang nhìn vào bức tường. Rồi ông nhìn xuống chiếc máy  và giật mạnh bàn tay nhỏ bé ra khỏi sợi dây đai và đập mạnh vào đùi. “Anh ta sẽ đánh mất nó,” ông hầu như thét lên. “Đừng cãi tôi!” Rồi ông gọi người vận hành máy. “Tắt cái máy chết tiệt này đi.”

He went back into the other room for the light treatment and the massage. Then I heard him ask the doctor if he might use his telephone and he shut the door. When he came back into the room, I was sitting in another machine. He was wearing his cape and had his cap on, and he came directly toward my machine and put his arm on my shoulder.
Ông trở lại một phòng khác để được quang trị liệu và mátxa. Rồi tôi nghe ông xin phép bác sĩ được nói điện thoại và ông đóng cửa lại. Ông quay trở ra khi tôi đang ngồi trên một cái máy khác. Ông mặc áo choàng và đội nón, và ông đi thẳng đến cái máy và đặt tay lên vai tôi.

"I am sorry," he said, and patted me on the shoulder with his good hand. "I would not be rude. My wife has just died. You must forgive me."
“Tôi xin lỗi,” ông nói , và dùng bàn tay còn lành lặn vỗ vai tôi. “Lẽ ra tôi không nên thô lỗ như thế. Vợ tôi vừa mới qua đời. Cậu tha lỗi cho tôi.”

"Oh-" I said, feeling sick for him. "I am so sorry."
“Trời ơi-” tôi nói, cảm thấy đau xót cho ông. “Em rất tiếc.”

He stood there biting his lower lip. "It is very difficult," he said. "I cannot resign myself."
Ông đứng ở đó cắn môi. “Thật là đau xót,” ông nói. “Tôi không thể chịu đựng nổi.”

He looked straight past me and out through the window. Then he began to cry. "I am utterly unable to resign myself," he said and choked. And then crying, his head up looking at nothing, carrying himself straight and soldierly, with tears on both cheeks and biting his lips, he walked past the machines and out the door.
Ông nhìn thẳng qua tôi và nhìn ra ngoài cửa sổ. Rồi ông bắt đầu khóc. “ Tôi chịu hết nổi rồi,” ông nghẹn ngào nói. Rồi ông ngẩng đầu lên nhìn vào khoảng không, sửa lại tư thế của một người lính, nước mắt vẫn lăn dài trên má, cắn môi ông bước qua những cái máy và bước ra cửa.


The doctor told me that the major's wife, who was very young and whom he had not married until he was definitely invalided out of the war, had died of pneumonia. She had been sick only a few days. No one expected her to die. The major did not come to the hospital for three days. Then he came at the usual hour, wearing a black band on the sleeve of his uniform. When he came back, there were large framed photographs around the wall, of all sorts of wounds before and after they had been cured by the machines. In front of the machine the major used were three photographs of hands like his that were completely restored. I do not know where the doctor got them. I always understood we were the first to use the machines. The photographs did not make much difference to the major because he only looked out of the window.
Bác sĩ bảo tôi rằng người vợ rất trẻ của ông thiếu tá, người mà ông đã cưới sau khi ông thành thương binh và bị loại khỏi cuộc chiến, đã chết vì viêm phổi. Cô ấy bị bệnh chỉ trong vài ngày. Không ai ngờ rằng cô phải chết. Trong ba ngày ông thiếu tá đã không đến bệnh viện. Rồi ông lại đến vào đúng giờ như thường lệ, mang một băng đen trên vai áo sĩ quan. Khi ông trở lại, có những bức ảnh thật lớn được lộng khung treo trên tường, tất cả những vết thương trước và sau khi trị liệu bằng máy. Phía trước cái máy mà thiếu tá thường tập có ba tấm ảnh hình bàn tay giống như tay của ông đã hoàn toàn được phục hồi. Tôi không biết bác sĩ kiếm được những tấm hình đó ở đâu. Tôi luôn hiểu rằng chúng tôi là những người đầu tiên sử dụng những chiếc máy đó. Những tấm ảnh không còn ý nghĩa gì với ông thiếu tá vì lúc đó ông chỉ nhìn ra ngoài cửa sổ.

In the end !




Chủ nghĩa anh hùng của Hemingway (Hemingway’s heroism) là những người chấp nhận số phận và vượt qua số phận khắc nghiệt điển hình như nhân vật major(thiếu tá), chứ không phải là những người lính xung phong ra trận, anh dũng chiến đấu để có được những huy chương. Ông thiếu tá không tin tưởng vào sự can đảm anh dũng của những người lính, bởi vì họ ra trận là do nghĩa vụ hay bị ép buộc phải ra trận, khi ở chiến trường nếu không xông lên chiến đấu giết địch thì sớm muộn gì cũng bị địch giết, đây chỉ là bản năng sinh tồn của con người, nếu không giết nó, nó sẽ giết ta, xung phong lên giết địch như những con diều hâu khát máu, nếu ta sống sót khi về sẽ được huy chương. Đây không phải là anh hùng theo lối suy nghĩ của Hemingway.

Trong bài này tác giả sử dụng rất nhiều metaphor, irony........ 
Ví dụ: mỉa mai: Viên thiếu tá xung phong ra trận, chiến tranh khốc liệt.....chỉ bị thương nhưng không chết, trong khi đó cô vợ ở nhà yên bình, bị bệnh viêm phổi chết, lại còn bị bệnh có mấy ngày.
.................

Tựa đề “In another country” ở một nơi xứ khác. Ý nghĩa là mặc dù sống trong cùng một thế giới, một quốc gia nhưng vẫn có những sự cô lập vì chiến tranh gây ra, người ủng hộ, người không. Đây cũng là ý đồ của tác giả mặc dù ở trên nước Ý nhưng tác giả cảm nhận có sự chia cắt những con người nơi đây, cảm tưởng như ở một nơi xứ khác vậy. Kết thúc bài viên thiếu tá nhìn ra cửa sổ, hàm ý sự tuyệt vọng , chán nản của viên thiếu tá khi bị thương, mất sự nghiệp, mất luôn cả vợ, những mất mát quá lớn, khiến viên thiếu tá này suy sụp tinh thần, bất cần đời, không còn mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp hơn “ một xứ khác”. Bây giờ chỉ có mơ trúng số thôi hahahahhahahaha.




Thời gian: thế chiến thứ I (world war I) 1914----18
Bối cảnh: Italy




Ký hiệu: < > ( khác biệt)
I. Phân tích


Đoạn 1: 
- Đối diện với cái lạnh dark/ đèn điện
dọc đường phố là vui thích / xác con thú vật chết, cứng ngắc
-.> Tác giả dùng lối tương phản : contrast
pleasure (dọc hai bên đường) < > stiff (xác thú )


Đoạn 2: 
-Về mặt không gian hẹp lại ( về địa điểm)
- Lối vào bệnh viện qua 3 cái cầu
- Người bán hạt dẻ - lò ấm áp...hạt dẻ vẫn còn ấm trong túi...
=> Đối lập, tương phản ý trên ở đoạn 1 là lạnh lẽo (lập lại 2 lần), còn đoạn 2 là ấm áp (lặp 2 lần)

contrast: 

- cold< >stiff (xác thú đã chết)
- warm< >due to chara........fire (alive , con người sống)


Hospital: old< > beautiful ( bệnh viện đối lập, cũ mới)
bước qua  là đg.....rùng rợn
Trong bài ý tác giả => có thái độ tiêu cực bi quan, đây là sự đối lập ở chủ nghĩa lãng mạn / rùng rợn




Đoạn 3:
- Không gian thu hẹp lại .....(place)
- phòng tập..../ người bị thương......./ cứng ngắc.....
- Tác giả giới thiệu nhân vật nữa là major (thiếu tá) tay bị teo....vào phòng tập vật lý trị liệu -.> sự nghiệp kiếm khách sẽ tiêu tan.
=> ý tác giả muốn nói đến hệ quả chiến tranh, .....tàn phá hủy diệt, ... mất đi cơ thể người ta, sự nghiệp tiêu tan -> tác gải muốn nhắc đến hiệu ứng hủy diệt chiến tranh
(destroy/ destructive war effects: - physical body, - career ), dùng past perfect ở đây
- tay không phục hồi, tương lai nghĩ chuyển sang football, chạy.......
=> tác giả có quan điểm gì về chiến tranh : xác chết, sự nghiệp, chiến tranh...
- tác giả có thái độ phản đối là chống chiến tranh, .......làm cho con người ta mất thân thể, sự nghiệp......




Đoạn 4:
- Bác sĩ không nói thật.......( vì đây là tai nạn công nghiệp)
- Khi Major hỏi đến bác sĩ -> không nói thật là để động viên tinh thần, an ủi...... vật lý trị liệu, ....giảm hạ cường độ xuống.

- Major là người hết sức thực tiễn, có sự đối lập giữa hai bên

+ major:
thực tế- suspicious
ngờ vực- practical
+ doctor
professional
mq t/c nghề nghiệp




===> Trong tác phẩm này nghiên cứu quan điểm của tác giả
- bị thương, tàn tật, ---> tác giả chê
- Tác giả sử dụng contrast.......
- Mô tả:  - hospital (phấn khởi) < > funeral (buồn)
- metaphor
Idiom : "Highest climb, greatest fall" trèo cao té nặng
---> chức vụ càng cao bị thương càng nặng








There were........-> not understand ...p203
---> có 2 nhóm từ sĩ quan cấp thấp, đến cấp cao
5 nhân vật + thiếu tá = 6




game/ stiff ( xác thú vật, chết cứng đơ như cây cơ )
--> 2 từ này gợi ý đến cái chết


Trong tác phẩm này tác giả muốn thể hiện gì ?
- Mô tả cái chết do chiến tranh, bị thương, tàn tật...-------> tác giả chê

Khi phân tích văn chương, không trả lời yes, no ( nếu trả lời kiểu này là xong phim luôn, kết thúc có hậu luôn, đạo diễn không thể cho tiếp tục phần 2........) dùng dẫn chứng, lý luận.....viết thêm vào, tối thiểu 1 trang A4 khoảng trên 300 từ.........viết mấy chục trang còn được..... nhưng khi thi tốt nghiệp thường giới hạn chỉ 500 -700 từ, viết dài quá trừ 20% số điểm)



Style: 
- tác giả sử dụng + metaphor ( xác chết thú vật, bị thương......)
- thủ pháp contrast : ( đang đi dạo vui vẻ .......lại nói đến xác thú, cái chết.....), sử dụng thủ pháp này chủ yếu dùng để tạo cảm giác mạnh cho người đọc đó mà.






Differences (những sự khác biệt), từ đầu bài đến giờ có rất nhiều sự khác biệt

1. front line (mặt trận, tiền tuyến)...-> nói đến war < > rear area nói đến (peace)

2. major (high officer - sĩ quan cấp cao) < > soldiers+low officers ( nhóm còn lại không đề cập quân hàm, nhóm lính thấp)

3. Military men ( quân đội ) < > urban people (thị dân)
tuy cùng ở Milan (Ý) nhưng luôn có sự khác biệt, dân chúng thị dân không ủng hộ quân đội................đó cũng là ý nghĩa của tựa đề In another Country"


4. fresh soldier -> severe wound  < > seasoned soldier -> slight wound
(sự khác biệt là lính mới vừa ra trận, chưa bắn được phát nào đã bị thương, lại còn bị thương nặng nữa trong khi đó lính cũ, lính có kinh nghiệm ở chiến trường lâu thường bị thương nặng nhưng lại không bị nặng bằng lính mới, cánh tay bị teo ...... trong khi lính mới mất luôn cả cái mũi....) hàm ý mỉa mai


5. Medals (huy chương), trong 5 người, 4 người được huy chương, 1 người không


detached(thư thái) lập lại 2 lần......
Tại sao họ ung dung thư thả ?
- Tại vì họ không còn ra chiến trận nữa, không sợ chết nữa. (dẫn chứng: "tất cả chúng tôi đều thư thả............... không ra trận nữa")


6. Isolation ( sự cô lập) sau khi ra chiến trường, đường ai nấy đi
vì chiến tranh nó dẫn đến sự chia cắt, người ủng hộ, người không, những quan điểm đối lập nhau ( Separation)


-------->6 sự khác biệt trên cho ta thấy ý đồ tác giả đưa ra tựa đề "In another country" ở một xứ khác






Tác giả.......... diễu cợt, mấy cô gái ở hậu phương không ra trận. Họ là những người yêu nước..............
------> Khi ra trận........, bị thương.......... mới biết đau đớn, lúc đau rồi lo cho mình chưa xong nghĩ gì đến chuyện yêu nước nữa, thương bản thân trước chứ......còn ở nhà như mấy cô gái yêu nước thì quá dễ............---------. mỉa mai




Cuối đoạn 2 "afraid to die................" ông Mỹ - tác giả sợ chết, tự hỏi ra trận sẽ ra sao?.......---------> tác giả muốn nói, họ cũng chỉ là những con người bình thường (normal persons )




- 3 người có huy chương" như những con diều hâu săn mồi.........."====> ông người Mỹ này chưa bắn được ai, vì tai nạn công nghiệp thôi chứ không nhuốm máu giống 3 anh kia --------------> sự tách biệt 2 nhóm.

- Sự tách biệt: tuy đi chung nhóm với nhau nhưng vẫn có sự tách tiệt, vì mỗi con người là một thực thể riêng biệt, .thành từng nhóm đến bệnh viện...khi ra khỏi bệnh viện, mỗi người một hướng, đường ai nấy đi. "Gần trong gang tấc mà xa ngàn vạn dặm" - không thân tình với ai cả, thân ai nấy lo, ở xứ lạ mà, tuy họ cùng ở bên nhau, chung sống với nhau nhưng bên cạnh đó vẫn có sự thù ghét, ghen tị, tranh giành.......phản ánh cái xã hội - mâu thuẫn xã hội. Chiến tranh tạo ra sự chia cắt.

- Có người tham gia chiến tranh vì bổn phận, có người tham gia vì hăng hái....ông tác giả là người Mỹ, qua Ý tình nguyện tham gia vì mong muốn, thích....


- "did not believe in bravery".....----------> ra trận không giết nó, nó cũng giết mình, lên phải can đảm xung phong. Ông ta không tin vào "can đảm" vì xung phong can đảm là do bất đắc dĩ.
Anh hùng can đảm ở đây theo chủ nghỉa anh hùng Hemingway là như ông thiếu tá bị thương, mất nghề nghiệp, vợ mất... nhưng vẫn chấp nhận số phận, vượt qua số phận khắc nghiệt, vẫn sống và vẫn đến phòng tập vật lý trị liệu mặc dù ông ta không tin vào mấy cái máy đó.

 
- " Đàn ông không lấy vợ.............'- ông thiếu tá nói với tác giả
---------> thiếu tá nói tác gải không lấy vợ........không nên đặt mình vào tình huống mất thêm nữa............vì ông thiếu tá này vợ mới mất. Nếu lấy vợ để rồi mất, nếu lăp lại tình huống như ông thiếu tá để rồi mất tất cả, thì lấy làm gì.....

- Họa vô đơn chí "Misfortunes never come alone"
---Thiếu tá: (3 tai họa)
-Tay teo
- Sự nghiệp kiếm khách tiêu tan
- Vợ chết



Bài này rất nhiều chi tiết, các chi tiết sau cần tập trung chú í:
+ Title (chủ đề bài này tác giả muốn nói về chiến tranh và quan điểm của tác giả về cuộc chiến, sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, chiến tranh gây ra sự chia cắt, mất mát cả về thân thể lẫn sự nghiệp......)
+ Tragedy ( bi kịch là bị thương, tàn tật......)
+ Heroism (anh hùng ở đây không phải là những người lính mà là những con người bình thường gặp nghịch cảnh nhưng vẫn tiến lên, vượt qua số phận.......trong bài không đề cập tên tuổi, họ là những con người bình thường)
+ Author and the war (tác giả phê phán chiến tranh, phản đối chiến tranh.........kể chuyện vòng vo, chế ra câu chuyện về chiến tranh ghê gớm, xác thú rừng.......)
+ The major's attitude of physiotherapists (Những người bác sĩ thường biết rõ bệnh lý của bệnh nhân nhưng họ vẫn luôn động viên tinh thần, an ủi bệnh nhân của mình tiếp tục vượt qua (chú í: khi con người ta bị bệnh thì 60% là thực thể vật lý, còn 40% còn lại là do yếu tố tinh thần), mấy cái máy đơn thuần cũng chỉ là mấy cái máy, "lý thuyết này giống lý thuyết kia", chỉ là những đống sắt, làm gì có cái máy nào chữa tay teo thành tay lành bao giờ. mấy cái máy nó chỉ giúp một phần nào thôi, đó cũng là thứ mà con người tin vào nó để rồi tiếp tục vượt qua.........). ở đây có sự đối lập: bác sĩ vì mối tương quan tính chất nghề nghiệp, không nói ra sự thực, động viên....còn thiếu tá là con người hết sức thực tiễn, không tin vào mấy cái máy.
+ What does the narrator stand for ? (Tác giả dựng lên câu chuyện, đưa nhân vật thiếu tá để đại diện cho tác giả muốn nói về xã hội, phê phán chống chiến tranh, mâu thuẫn xã hội...)
+ Meanings of medals (những tấm huy chương thường tượng trưng cho sự chiến thắng, anh dũng....nhưng thực tế bài này tác giả muốn nói những chiếc huy chương chỉ là biểu hiện của sự lịch sự, tặng nhau chơi thôi .....giá trị ảo. Sự can đảm mới là giá trị thật ! Ông tác giả có được huy chương chỉ vì ông ta là người Mỹ, và khi đi tình nguyện thì hầu như ai cũng có huy chương, cho một cái đeo cho vui vậy thôi.) ----- thể hiện rõ 2 mặt của giá trị thật. Có huy chương nhưng chưa chắc đã là giỏi..."thấy vậy nhưng không phải vậy"-"You look the same, same but different"

Bối cảnh là chiến trường, nhưng người anh hùng không phải là những người lính, mà là những người chấp nhận số phận, vượt qua số phận....









- Bài này chúng ta cần phân biệt rõ, ai là người kể chuyện (tác giả), ai là thiếu tá (nhân vật chính), ai là nhân vật phụ...........

1 comment: